Như là một món quà cho mọi người, Yoga đã được ghi nhận có nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khoẻ của con người. Giúp cải thiện và góp phần điều trị hiệu quả nhiều bệnh lý ở các cơ quan.
Riêng với hệ thống thần kinh, Yoga cân bằng cảm xúc hưng phấn và ức chế, giúp cân bằng ở vỏ não, tăng cường lưu lượng tuần hoàn não, cải thiện trí nhớ và sự chú ý. Bên cạnh đó Yoga giúp nâng cao khả năng kiểm soát phương hướng, giảm căng thẳng, phòng chống stress-là một trong những tác nhân gây rối loạn tiền đình.
Menu bài viết
Biểu hiện và tác hại của chứng rối loạn tiền đình
Tiền đình là bộ phận nằm ở hai bên ốc tai giữ vai trò quan trọng trong việc điều khiển thăng bằng, tư tư thế, dáng đi và các vận động khác của cơ thể.
Khi cơ thể bạn bị mất cân bằng, các hoạt động nêu trên bị lệch, các hoạt động diễn ra không bình thường dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn, đầu óc quay cuồng, đi đứng không vững…Rối loạn tiền đình rất hay tái phát và dễ phát triển thành những biến chứng nguy hiểm như thay đổi vóc dáng, tư thế đi đứng, gây ảnh hưởng cuộc sống nhất là khi bạn điều khiển xe cộ, di chuyển ở nơi có độ cao.
Vì thế, việc điều trị dứt điểm bệnh rối loạn tiền đình là vô cùng cần thiết cho sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của chính bạn.
Yoga có giúp điều trị rối loạn tiền đình không?
Bạn được chuẩn đoán bị rối loạn tiền đình, nếu bạn uống thuốc theo phác đồ và kiên trì luyện tập Yoga, bệnh của bạn sẽ được chữa khỏi.
Yoga là kết hợp sự vận động của các cơ khớp, dây chằng, dây thần kinh, điều hòa hơi thở. Từ đó giúp cho các tế bào, dây thần kinh bên trong cơ thể được phục hồi dần dần, tế bào cũ chết đi được thay thế bởi các tế bào mới. Khi tập yoga, nguồn năng lượng bên ngoài được hấp thụ vào bên trong cơ thể một cách tự nhiên, giúp trẻ hóa mọi cơ quan bên trong cơ thể.
Tập luyện Yoga thường xuyên giúp giảm căng thẳng-nguyên nhân chính gây rối loạn tiền đình, giúp cải thiện lưu thông tuần hoàn não rất tốt cho người bị tiền đình. Thế nên, tập luyện yoga để hỗ trợ chữa trị rối loạn tiền đình đang được rất nhiều người áp dụng một cách có hiệu quả.
Những bài tập Yoga hỗ trợ chữa trị rối loạn tiền đình
Tư thế Ngọn núi (Mountain Pose)
Đây là một trong các động tác Yoga cơ bản và rất đơn giản để thực hiện. Tuy đơn giản nhưng kết quả mang lại thì rất đáng ghi nhận, mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe cho bạn. Rất có ích trong việc giúp máu lưu thông trong cơ thể tốt hơn.
- Đứng thẳng người với hai chân đặt sát cạnh nhau.
- Hai cánh tay mở rộng hai bên.
- Giữ tư thế này trong 30 – 60 giây.
- Ngoài ra, bạn có thể nâng hai tay cao hết cỡ trên đầu với khoảng cách hai cách tay bằng vai để kéo giãn cánh tay, vai, lưng.
Tư thế ngồi xổm (Malasana)
Thư thế ngồi xổm là một cách tập Yoga bạn có thể tập ở bất kỳ đâu, khi đi dạo, lúc đi làm,… Tư thế này giúp người bị rối loạn tiền đình cải thiện khả năng giữ thăng bằng tốt hơn.
- Đứng thẳng người với hai chân mở rộng hơn vai một chút.
- Hai bàn tay chắp lại và đặt trước ngực.
- Dồn trọng lượng cơ thể vào gót chân, các mũi chân chỉ bám nhẹ vào mặt đất.
- Từ từ ngồi xổm xuống cho tới khi mông gần sát với mặt đất.
- Đồng thời đưa hai tay vào giữa hai đùi và dùng khuỷu tay đẩy hai đầu gối mở rộng sang hai bên.
- Hít thở đều đặn trong 20 giây.
- Lặp lại bài tập 5 lần.
Tư thế đứng gập người về phía trước (Uttanasana)
Tên tiếng Phạn của tư thế là Uttanasana, tư thế đứng gập trước là một tư thế tác động tuyệt vời đến cơ thể bạn. Nó không chỉ giúp chữa lành mà còn làm trẻ hóa cơ thể. Trong tư thế đứng gâp trước, đầu của bạn ở phía dưới trái tim, nên lượng máu lưu thông lên đầu sẽ tăng, qua đó thúc đẩy lượng oxy tới não bộ. Đây quả thực là một tư thế rất tuyệt vời.
- Đứng thẳng, 2 tay thả lỏng xuống. Hít vào
- Thở ra, nhạ nhàng chuyển động đầu gối và gập người về phía trước. Từ từ để cân bằng trọng lượng cơ thể bằng cách chuyển động nhẹ nhàng hông, lưng
- Nhớ giữ cho đầu gối mềm mại, linh hoạt. Điều này sẽ giúp mông của bạn hướng thẳng lên trên dễ dàng hơn.
- 2 tay chạm xuống sàn, cạnh chân. Bàn chân đặt cách nhau một chút và song song với nhau, ngón chân thứ 2 và ngón giữa hướng về phía trước. Cố gắng ép ngực vào chân bạn. cảm nhận sức căng từ hông.
- Bạn sẽ cảm thấy căng cơ đùi. Nếu không thấy căng, hãy thẳng gối thêm chút nữa.
- Di chuyển đùi, gót chân để căn chỉnh tư thế
- Đầu bạn cúi sao cho mắt nhìn qua 2 chân, giữ tư thế từ 15-30 giây.
- Khi bạn muốn kết thúc tư tế, hãy hít vào và đặt tay lên hông, Thở ra từ từ đứng lên.
Chú ý: bạn bị rối loạn tiền đình, khi tập nếu bạn thấy choáng nhẹ thì nên đặt 2 tay lên gối và nâng người dậy từ từ, không nâng người đột ngột nhé.
Tư thế co gối chạm trán (Sirsasana)
Thêm một tư thế yoga cho người rối loạn tiền đình hiệu quả mà lại đơn giản bạn đọc có thể tham khảo là tư thế co gối chạm trán. Tư thế này không chỉ làm giảm các dấu hiệu bệnh rối loạn tiền đình mà các cơ khớp được duỗi, đem đến cảm giác thoải mái và dễ chịu.
- Nằm ngửa trên sàn, hít vào co gối nâng 2 chân lên.
- Thở ra hai tay ôm gối và ép vào bụng, gối và ngón chân chạm vào nhau, sau đó, nâng cổ và đầu lên, đặt cằm giữa hai gối, giữ thế 30s hít thở sâu.
- Sau đó, bạn thở mạnh ra hạ cổ xuống và hạ dần đầu gối, chân xuống sàn về tư thế nằm ngửa. bài tập có thể thực hiện 5-7 lần và hít thở đều khi giữ tư thế.
Tư thế cái cày (Halasana)
Cái cày là một trong các tư thế Yoga được xếp vào nhóm khó thực hiện. Tuy nhiên nó lại có hiệu quả chữa rối loạn tiền đình hiệu quả. Bài tập này giúp đưa máu lưu thông tới não nhiều hơn. Từ đó, giúp bạn giảm triệu chứng hoa mắt, chóng mặt và mất thăng bằng.
- Nằm ngửa trên thảm tập yoga.
- Hai đầu gối gập và đặt hai bàn chân trên thảm.
- Hai tay duỗi song song cạnh người với lòng bàn tay úp xuống.
- Từ từ dùng hai tay đặt vào hông để nâng hông lên cao và chân vươn về phía đầu.
- Hãy cố gắng nâng tới khi các ngón chân của bạn chạm đất.
- Đan hai tay đặt dưới người và giữ tư thế này 20 giây.
Nếu bạn đang bị rối loạn tiền đình, hãy tập luyện thật chăm chỉ và thường xuyên nhé. Thực hiện chậm rãi thôi, chính xác từng động tác. Cố gắng luyện tập tối thiểu 30 phút, trong đó có khởi động trước và thư giãn sau bài tập. Không nên ăn trước khi tập khoảng 2 giờ bạn nhé. Chú ý khởi động kỹ trước khi tập, nếu cần hãy tham khảo sự hướng dẫn từ của huấn luyện viên nhé.
Bọn mình chúc bạn luôn thật khoẻ mạnh, tự do và hạnh phúc.