Tập Yoga vào những ngày “đèn đỏ” sẽ giúp giảm đau đầu, căng thẳng và lo âu. Với các bài tập Yoga đơn giản như Nidra, Pranayama và thiền định. Dưới đây là những tư thế Yoga nên và không nên tập, cũng như một số điều cần lưu ý về việc tập Yoga những ngày “đèn đỏ” mà chị em cần lưu ý, hãy cùng Sporter xem thử nhé.
Menu bài viết
Có nên tập Yoga vào ngày “đèn đỏ”?
Liên quan đến vấn đề này, mỗi người phụ nữ sẽ có một cơ địa khác nhau. Một số người không hề phát hiện tác dụng phụ hay bất cứ điều gì khác những ngày còn lại. Một số chị em khác sẽ cảm thấy đau, tâm tính thay đổi, choáng váng, mệt mỏi và phải nằm ở nhà trong những ngày đầu tiên. Mỗi người một khác nên không có một quy định tuyệt đối nào cho mọi người. Tuy nhiên có một số lưu ý chung mà mai cũng có thể luyện tập theo được. Điều quan trọng là ta phải luôn lắng nghe cơ thể của mình.
Chu kỳ kinh nguyệt rất nhạy cảm. Nếu ta bị căng thẳng, ta đi du lịch, thay đổi thói quen ăn uống thì nó cũng thay đổi theo. Vì thế phải ý thức được chu kỳ của mình và lắng nghe tiếng nói của cơ thể. Những người không tuân theo nhu cầu của cơ thể, họ có thể gặp các chu kỳ không đều, không có trong một thời gian dài hoặc các triệu chứng khác. Tình trạng của chu kỳ phản ánh tình trạng sức khỏe và tâm tính của ta. Do đó, không chỉ Asana có tác động mà còn là tâm trí, vì thế thiền định và phản ánh là một bài tập rất quan trọng.
Thời gian này, người phụ nữ trở nên rất nhạy cảm. Thông thường những vấn đề chúng ta gặp phải trong tháng sẽ trở nên thực tế hơn vào thởi điểm này và ảnh hưởng đến chúng ta mạnh hơn. Do đó, đâ y cũng là lúc để nghiên cứu các vấn đề và tìm ra phương hướng giải quyết. Kinh nguyệt là thời gian để ta khám phá và nhìn vào bên trong. Là thời gian để nuôi dưỡng và chữa lành tâm trí và cơ thể.
Tương tự, cách nhìn nhận thời kỳ này của nữ giới cũng khác nhau. Một số người cố gắng không để ý đến nó, xem mọi việc xảy ra một cách bình thường. Đây là tuýp người rất cạnh tranh và muốn thể hiện mình mạnh mẽ như nam giới. Mạnh mẽ là tốt nhưng ta nên lắng nghe cơ thể của mình xem nó cần gì và muốn gì. Điều này không có nghĩa là ta chỉ quanh quẩn ở nhà suốt ngày, không làm gì cả mà ý muốn nói ta phải đối xử với cơ thể bằng sự quan tâm và tôn trọng. Ta nên cố gắng cân bằng và khơi gợi sức mạnh từ bên trong.
Một số xem việc này như là tội lỗi, mất vệ sinh hoặc thể hiện những cảm giác tiêu cực. Những suy nghĩ này có thể là do văn hóa nơi họ lớn lên hoặc do sự chỉ dạy của bố mẹ hoặc là do một vài biến cố trong cuộc đời. Các kỹ thuật thư giãn rất tốt đối với tuýp người này. Nó giúp họ loại bỏ mọi suy nghĩ tiêu cực, trở nên tích cực hơn và chấp nhận thực tế hơn.
Lý do ta không tập Yoga trong thời kỳ này có thể do các triệu chứng của nó. Một người bị kinh nguyệt trầm trọng thì cái ý nghĩ tập luyện cũng tạo ra những cảm xúc tiêu cực. Bài tập tốt nhất trong giai đoạn này là Yoga Nidra và một số Pranayama nhẹ nhàng như Bhramari (thở tiếng ong), Anulom Bilom (thở luân phiên), Ujayi (thở chiến thắng) và thở sâu.
Các tư thế Yoga không nên tập trong ngày đèn đỏ
TrongYoga có một số Asana (tư thế) nên tránh đối với phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt. Các động tác. các tư thế lộn ngược nên tránh với lý do cơ thể có một dòng Prana (khí) chạy từ trên xuống, khi ta thực hiện các tư thế đảo ngược, dòng khí đó sẽ bị đảo ngược. Với người bình thường thì những tư thế này rất tốt, tuy nhiên với phụ nữ hành kinh mà tập tư thế này nó có thể ảnh hưởng đến chu kỳ và gây ra những vấn đề về sinh sản sau này. Một lý do nữa là ở các tư thế này, tử cung bị kéo về phía đầu làm cho các dây chằng bị kéo căng quá, làm ảnh hưởng đến việc bơm máu của động mạch. Điều này có thể gây ra tắc máu và làm chảy máu nhiều hơn khi đang bị.
Thứ hai, cũng nên tránh tất cả mọi tư thế mạnh đặc biệt là gập sau, vặn, xoắn, thăng bằng tay và các tư thế đứng mà cần nhiều lực lên vùng bụng và vùng xương chậu, đặc biệt với những người bị đau trong thời kỳ này. Lý do rất đơn giản, nếu vùng xương chậu đã bị co thắt và đau rồi thì tại sao ta lại làm cho nó co và đau hơn nữa. Ngoài ra những tư thế này cần nhiều sức mạnh mà phụ nữ thời kỳ này không đáp ứng được điều đó. Nên tránh Vinyasa mạnh hoặc Power Yoga.
Thứ ba, không nên thực hiện các kỹ thuật khóa cơ thể. Khi thực hiện khóa dòng khí sẽ đi lên thay vì đi xuống và ép và co thắt những vùng vốn đã bị co thắt rồi. Có vẻ phụ nữ thời kỳ này không tập được nhiều tư thế. Tuy nhiên vẫn có nhiều tư thế có thể thực hiện được. Điều quan trong là phải lắng nghe cơ thể và chấp nhận sự thay đổi về thể chất và tinh thần để thực hiện một cách hợp lý.
Các bài tập Yoga cho ngày đèn đỏ
Một điều cần phải nhớ là không nhất thiết phải tập Yoga Asana trong thời kỳ này. Trong hai ngày đầu tiên ta có thể nghỉ ngơi, không tập gì cả. Tuy nhiên không hẳn là nghỉ hoàn toàn mà ta vẫn có thể tập Pranayama hoặc thiền định. Bất cứ bài tập nào cũng có tác dụng cả. Điều quan trọng là nếu đã quyết định tập thì bạn phải lắng nghe cơ thể mình. Đừng làm mạnh quá, chỉ nên làm nhẹ nhàng và giữ tư thế lâu hơn môt chút thôi.
Để làm ấm cơ thể, ta có thể thực hiện các động tác khởi động tay, chân, cổ. Có thể tập chuỗi Pawanmuktasan của Swami Satyananda. Cũng có thể khởi động và làm ấm cơ thể bằng chuỗi chào mặt trời nhưng không nên tập khi bị chảy máu quá nhiều. Tuy nhiên không nên tập nhanh quá. Ngoài ra chuỗi chào mặt trăng cũng là một sự thay thế hợp lý trong thời kỳ này.
Các động tác Yoga gập trước nhẹ nhàng có tác dụng massage vùng bụng và xương chậu, giúp giảm tắc nghẽn, cảm giác nặng nề và chảy máu quá nhiều. Nó cũng rất tốt cho tâm trí. Các động tác có thể gồm
Các động tác gập sau nhẹ nhàng, đặc biệt ghi có hỗ trợ, có thể làm giảm đau lưng và khó chịu ở vùng xương chậu. Những tư thế này gồm Supta Vajrasan (ngồi lên gót chân, hai gót mở ra) và Supta Titaliasana (tư thế con bướm ngủ) có gối hỗ trợ. Chuỗi Vajrasana rất tốt đặc biệt có thể loại bỏ căng vùng lưng và tắc nghẽn vùng xương chậu.
Những tư thế khác có thể tập được gồm Marjariasan (tư thế con mèo) và Vyaghrasan (tư thế con hổ) đều có tác dụng giúp giảm đau lưng và căng thẳng vùng xương chậu. Tư thế Titaliasan (con bướm) làm dịu vùng xương chậu, Sulabh Pawanmuktasan (tư thế xả khí đơn giản) hai chân dạng ra có tác dụng giảm đau lưng, Sulabh Koormasan (tư thế con rùa đơng giản), tư thế Con bồ câu đơn giản và tư thế vặn mình nằm sấp. Đây chưa phải là tất cả mọi tư thế yoga trong thời kỳ kinh nguyệt. Còn rất nhiều tư thế khác nhưng điều quan trọng là phải theo hướng dẫn và lắng nghe cơ thể mình.
Thực hiện bài tập Pranayam thời kỳ kinh nguyệt như thế nào?
Pranayam là bài tập rất tốt trong thời kỳ hành kinh ở phụ nữ vì nó giúp cân bằng cảm xúc và tâm trí. Nó cũng có tác dụng giúp giảm các cơn đau. Hít thở sâu rất tốt đặc biệt là trong tư thế Tadagasan hoặc Savasana. Ngoài ra các kỹ thuật thở khác như Bhramari (thở tiếng ong), Anulom vilom (thở luân phiên), Ujjayi (thở chiến thắng), Sheetali (thở mát qua lưỡi) và Sitkari (thở lạnh qua răng) đều là những bài tập rất tốt.
Tránh các kỹ thuật thở nhanh như Bhastrika (thở bằng bụng), Surya Bedan (thở qua mũi phải) và Kapalbhati (thở làm sáng não trước) vì các kỹ thuật này làm tăng nhiệt độ, có thể làm chảy máu nhiều hơn và gây ra nhiều áp lực hơn lên vùng bụng.
Thiền định trong yoga
Thiền định là môt bài tập khác rất tốt vào thời điểm này đặc biệt rất tốt cho những người nhạy cảm. Niệm Om và thiền định đều tốt. Antar mouna là kỹ thuật giữ con người bên trong yên lặng và quan sát ý nghĩ của mình. Niệm chú và yoga nidra cũng được khuyến cáo áp dụng trong thời kỳ này.