Nếu sau khi làm bài trắc nghiệm về mức độ nhiễm độc trong cơ thể, thì chúng ta sẽ tìm hiểu thêm các độc tố được hình thành bên trong và bên ngoài cơ thể, và các cơ quan giải độc bên trong cơ thể chúng ta luôn nhé. Nếu chưa biết mức độ nhiễm độc cơ thể thì bạn hãy làm bài trắc nghiệm bên dưới nhé.
Bài trắc nghiệm mức độ nhiễm độc cơ thể
Phương pháp giải độc đoạn thực
Menu bài viết
Chất độc có từ đâu?
Chất độc được hình thành từ áp lực công việc, những sự việc diễn ra không như mong muốn trong cuộc sống, nhiều nguyên nhân sẽ sản sinh ra “Chất độc”.
Độc tố hình thành bên ngoài cơ thể:
- Độc tố trong ăn uống, việc ăn những thực phẩm muối hay thực phẩm nhiễm chì. Việc sử dụng các chất kích thích, khói dầu từ xe cộ đến việc nấu nước cũng là nguyên nhân tạo nên độc tố.
- Nhiễm nấm từ những chú thú cưng nuôi trong nhà hoặc việc sửa chữ nhà.
- Độc tố từ môi trường tự nhiên như: nước, đất, không khí,…
- Độc tố với số lượng nhỏ từ thuốc trị bệnh.
Độc tố hình thành bên trong cơ thể:
- Tự do: chất độc chống lại sắc đẹp, làm xuất hiện các nếp nhăn, vết chàm, có thể làm cho cơ thể yếu đi hoặc nguy hiểm hơn là gây ung thư.
- Tiêu hóa: Gây ra các bệnh đường ruột, làm cho chất độc không thải ra ngoài mà tích tụ lại trong cơ thể, gây ra mụn cơm, mụn trứng cá, vết sắc tố đen trên mặt.
- Acid Uric: Khiến các khớp sưng, đau. Gây cho cơ thể phát sốt, dẫn đến tình trạng biến dạng khớp.
- Cholesterol: Thu hẹp dần mạch máu, gây bệnh về huyết áp và bệnh động mạch vành.
- Máu nhiễm mỡ: làm tắc mạch máu, dẫn đến tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.
- Phù và tụ máu: Chứng phù gây ra tình trạng bài tiết không bình thường và dịch rò rỉ, khiến cho cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi. Tụ máu khiến cho việc nuôi dưỡng tế và và cơ bắp không đầu đủ, khiến cho khí sắc trở nên thiếu sức sống.
Các cơ quan giải độc cơ thể
Gan, cơ quan giải độc quan trọng
Gan có nhiệm vụ lọc phần lớn chất độc từ trong máu. Sau những phản ứng hóa học với mỗi loại chất độc trong cơ thể qua gan. Những chất độc sẽ biến đổi thành chất không độc hoặc ít độc tố hơn. Nếu gan không thể làm việc bình thường thì không còn cách nào có thể loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể.
Biểu hiện cơ thể khi gan có vấn đề:
- Da lão hóa, xù xì, xuất hiện vết thâm, mụn, da ngả màu vàng.
- Da bị ngứa, nổi mề đay.
- Thường xuyên cảm thấy không muốn ăn, buồn nôn, hôi miệng.
- Cảm thấy toàn thân mệt mỏi, kiệt sức, khó tập trung chú ý đến xung quanh.
- Táo bón, đầy bụng, tiêu hóa không bình thường.
- Đau bụng, sụt cân.
- Khô miệng, khô lưỡi, nóng trong gan, nước tiểu vàng đục.
Thận, cơ quan giải độc quan trọng
Thận lọc chất thải sản sinh sau khi phân giải độc tố, Protein trong máu và thải ra ngoài thông qua nước tiểu.
Biểu hiện cơ thể khi phổi có vấn đề:
- Mặt, vùng mắt, bàn chân và có thể là toàn thân bị phù.
- Hoa mắt, đau đầu, toàn thân mệt mỏi, kiệt sức.
- Lưng và đầu gối nhức mỏi, đau nhẹ.
- Đi tiểu lâu, tiểu đêm nhiều hoặc lượng nước ít và số lần ít.
Da, cơ quan bài tiết quan trọng của cơ thể
Quá trình trao đổi chất của da diễn ra mạnh mẽ nhất vào 10 giờ tối dến 2 giờ sáng, nên một giấc ngủ sâu ở khoảng thời gian này sẽ đem lại tác dụng tốc cho việc chăm sóc làn da. Da bài tiết một lượng chất thải trong quá trình trao đổi chất như: nước, muối, chất bã, Acid, Amoniac,…
Biểu hiện cơ thể khi da có vấn đề:
- Má, trán, cằm xuất hiện mụn cơm, mụn trứng cá.
- Màu nốt ban trên mặt ngày càng đậm, màu da ngày càng thâm.
- Da khô, thô ráp, thiếu nước.
- Sức đề kháng của da yếu, dễ bị dị ứng.
- Khóe mắt và khóe miệng có vết nhăn nhỏ.